TỔNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI (Complete blood cell count)
(Trong bài này sẽ trình bày khái quát nhất ý nghĩa những chỉ số tế bào
máu ngoại vi, vì đa số các sách viết rất kỹ về phần này. Các bạn nên đọc
thêm để hiểu. Bài viết này sẽ trình bày những kiến thức mới cập
nhật từ cuốn Pathology của Goljan)
A-Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bao gồm:
- Hemoglobin (Hb), Hematocrit (Hct), Số lượng hồng cầu (RBC count)
- Các chỉ số khác dòng hồng cầu: RDW, MCV, MCHC, MCH
- Số lượng bạch cầu (WBC count), số lượng tiểu cầu (Platelet count), công thức bạch cầu.
- Quan sát, đánh giá hình thái tế bào máu ngoại vi
- Các yếu tố: tuổi, giới tính, mang thai, ảnh hưởng tới dải giá chỉ bình thường các chỉ số trên.
- Thiếu máu
- Định nghĩa: Thiếu máu là sự giảm một trong ba chỉ số Hb, Hct hoặc RBC
- Độ bão hoà O2 (SaO2- O2 saturation), Áp lực riêng phần O2 của máu động mạch (PaO2 - Partial pressure of arterial O2
- Sự trao đổi O2 ở phổi là bình thường: bởi vì PaO2 và SaO2 là bình thường trong thiếu máu. Hàm lượng O2 (gồm Hb+PaO2+SaO2) giảm, bởi vì nồng độ huyết sắc tố (Hb) giảm trong thiếu máu
- Thiếu máu là DẤU HIỆU CỦA MỘT BỆNH LÝ THỨ PHÁT HƠN LÀ MỘT CHẨN ĐOÁN ĐẶC HIỆU CHO MỘT BỆNH LÝ NÀO ĐÓ.
- Khó thở, mệt mỏi khi gắng sức, khó tập trung, hoa mắt chóng mặt
- Có tiếng thổi rì rào ở van thân động mạch phổi, bởi vì giảm độ nhớt của máu trong thiếu máu nặng (severe anemia)
- Da xanh xao, niêm mạc mắt nhợt, gan bàn tay có các nếp nhăn (palmar creases): chỉ gặp trong thiếu máu nặng (severe anemia)
- Suy tim: bởi vì giảm độ nhớt của máu trong thiếu máu nặng (Hb<5g/dL)
- MCV (Mean corpuscular volume - Thể tích trung bình hồng cầu)
- Định nghĩa: Là thể tích trung bình của mỗi hồng cầu, đơn vị được tính bằng femtolit=fl
- Thường được sử dụng để phân loại thiếu máu
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80fl
- Thiếu máu hồng cầu bình thường: MCV 80-100fl
- Thiếu máu hồng cầu to: MCV > 100fl
- Thiếu máu hồng cầu bình thường: MCV 80-100fl
- Thiếu máu hồng cầu to: MCV > 100fl
- Định nghĩa: Là nồng độ huyết sắc tố trung bình có trong mỗi hồng cầu
- Giảm MCHC
- Khoảng sáng ở trung tâm hồng cầu rộng hơn bình thường, bởi vì có ít Hb trong tế bào, nó được gọi là Hypochromasia (thiếu máu giảm sắc)
- Tăng MCHC
- Các hồng cầu hình cầu (Sphericytes) không có khoảng sáng ở trung tâm, nó được gọi là Hyperchromasia (thiếu máu tăng sắc)
3. RDW (Red blood cell distribution width - Dải phân bố hồng cầu)
- Định nghĩa: RDW phản ánh bất kỳ những thay đổi quan trọng nào về kích thước của hồng cầu ở máu ngoại vi.
- Giá trị của RDW chỉ có ý nghĩa khi nó TĂNG
- Tăng RDW nếu các hồng cầu không đồng đều nhau về kích thước
- RDW thường dùng để phân biệt thiếu máu do thiếu Fe với các nguyên nhân khác trong thiếu máu hồng cầu nhỏ
- Với các nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ khác (bệnh mạn tính, thalassemia), các hồng cầu xuất hiện nhiều hơn bình thường (RBC tăng).
D- Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu
- Công thức bạch cầu: Đếm 100 bạch cầu rồi phân chia các loại bạch cầu theo tỷ lệ %. Đối với bạch cầu đoạn trung tính thì phân chia nhỏ ra thành bạch cầu đoạn trung tính (Segmented neutrophils) và bạch cầu đũa trung tính (Band neutrophils).
- Để tính ra số lượng tuyệt đối của từng loại bạch cầu, ta lấy tỷ lệ % mỗi loại nhân với tổng số bạch cầu ở máu ngoại vi (WBC count).
==> số lượng bạch cầu lympho = 10 x 30% = 3 G/L
E - Số lượng tiểu cầu (Platelet count)
1. Tiểu cầu không có nhân
2. Các tiểu cầu có nguồn gốc từ bào tương của các tế bào Mẫu tiểu cầu (Megakariocytes) trong tuỷ xương
Hình: Mẫu tiểu cầu có hạt đang sinh tiểu cầu Tiểu cầu là một mảnh bào tương Mẫu tiểu cầu, được sinh ra bằng hình thức nảy chồi từ bào tương. |
3. Có kháng nguyên HLA (Human leukocyte antigens) trên màng
Lê Văn Công
Nguồn tham khảo: Rapid Review Pathology 4th Edition
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương