THẢO LUẬN LÂM SÀNG - CASE 2
Một trẻ nam 3 tháng tuổi, sau thời gian điều trị viêm phổi ổn định, sau một tháng kiểm tra lại, kết quả xét nghiệm như sau:
Hỏi:
1. Nhận định các kết quả bất thường?
2. Giải thích sự bất thường (nếu có) ?
Trả lời
1. Các xét nghiệm bất thường, được tô màu đỏ và màu xanh.

2. Giải thích các kết quả bất thường
"Các bạn sẽ hỏi tại sao Công thức bạch cầu tôi lại tô màu xanh. Có lý do, vì trong các bài viết sau tôi sẽ nói về cách đọc Công thức bạch cầu sau, trong khuôn khổ bài này chúng ta chỉ quan tâm tới số lượng bạch cầu WBC"
1. Các xét nghiệm bất thường, được tô màu đỏ và màu xanh.
2. Giải thích các kết quả bất thường
"Các bạn sẽ hỏi tại sao Công thức bạch cầu tôi lại tô màu xanh. Có lý do, vì trong các bài viết sau tôi sẽ nói về cách đọc Công thức bạch cầu sau, trong khuôn khổ bài này chúng ta chỉ quan tâm tới số lượng bạch cầu WBC"
- Công thức máu Dòng hồng cầu cho thấy cả 3 chỉ số RBC, HGB, Hct đều giảm, tức là có thể kết luận là tình trạng thiếu máu. Vậy kết luận như vậy đúng không? Không! Đây lại là 1 sai lầm, và các bạn hãy liên hệ bài học rút ra với CASE 1 " Khi đánh giá xét nghiệm, ban đầu cần quan tâm về tuổi, giới, tình trạng cơ thể (mang thai)..." để đánh giá chính xác. Ở đây, là trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, nên các chỉ số như vậy là hợp lý. Bởi giá trị bình thường của trẻ 3 tháng tuổi như bảng sau:
Bảng giá trị bình thường DÒNG HỒNG CẦU ở trẻ sơ sinh [1] |
- Đó! Bạn thấy kết quả như vậy là hợp lý phải không? Vậy nên tôi lại nhắc lại, khi đánh giá kết quả xét nghiệm cần phải biết rõ về thông tin bệnh nhân. Nhưng, tiếp theo đây, bạn có thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh RBC, HGB, HCT lại thấp hơn bình thường không? Ở trẻ dưới 1 tuổi, hồng cầu, huyết sắc tố giảm thấp RBC: 3-3.5 T/L, HGB: <100-120 g/L. Sở dĩ thấp như vậy là do trẻ lớn nhanh trong thời kỳ này, lúc này trẻ có hiện tượng thiếu sắt do sắt dự trữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu sắt của trẻ còn kém. Rồi, bây giờ bạn đã biết tại sao lại như vậy rồi chứ!
- Tương tự với Dòng bạch cầu, ta thấy WBC tăng 14.5 G/L. Tuy nhiên, sự tăng như vậy là bình thường (Trong bài viết khác, tôi sẽ nói kỹ hơn về TẠI SAO TRẺ SƠ SINH LẠI CÓ SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU CAO). Các bạn có thể xem giá trị bình thường số lượng bạch cầu tại bảng dưới đây:
![]() |
Giá trị bình thường của số lượng bạch cầu ở các lứa tuổi [3] |
Rồi, vậy là ta đã giải thích xong các thay đổi ở Công thức bạch cầu, tiếp theo chúng ta sẽ đi lý giải những thay đổi bên Tờ xét nghiệm sinh hóa.
- Đầu tiên, bạn sẽ thấy Ure, Protein, Creatinine thấp. Đúng, sự thấp này là hợp lý bởi như các bạn đã biết nồng độ Ure trong máu phụ thuộc chế độ ăn, cụ thể là sự thoái hóa protein. Nhưng nên nhớ rằng, trẻ đang bú sữa mẹ, nên nguồn cung cấp protein cũng hạn chế, và đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động kém, cũng chưa hấp thu tốt lượng protein trong sữa mẹ. Về Creatinine, chắc không cần phải giải thích nhiều. Hãy nhớ rằng, Creatinine có nguồn gốc từ đâu, chính là thông qua quá trình vận động, Creatine phosphate cắt đi 1 gốc Phosphate để sinh ra năng lượng và chuyển thành Creatinine trong máu, để tới thận đào thải ra ngoài. Nào giờ bạn đã hiểu tại sao Creatinine ở trẻ sơ sinh thấp chưa ạ. Đơn giản là vận động ở tuổi này ngoài ngủ bú, khóc ra thì có làm gì đâu. Đồng thời, khối lượng cơ của trẻ cũng không nhiều, nên nguồn Creatine phosphate cũng thấp, vì thế Creatinine cũng không được tạo ra nhiều.
- Tiếp theo AST tăng (66U/L), ALT bình thường. Này, đừng có vội kết luận bệnh nhi này mắc các bệnh gan nhé! Không, nếu bệnh gan thì có lẽ sẽ cả ALT tăng. Nhưng ở đây lại chỉ có AST tăng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này. Bạn có biết AST ngoài gan ra có ở đâu không ạ? Có ở rất nhiều tế bào ấy, nó nằm trong ty thể ở các tế bào nhiều nhất là ở tim, gan, thận, hồng cầu, tiểu cầu. Tôi tô đậm hồng cầu, bởi vì đó là nguyên nhân đó. Quay lại chút kiến thức sinh máu, trẻ trong thai nhi huyết sắc tố chính là HbF, thuận lợi bắt Oxy hàm lượng thấp, nhưng khi ra đời, HbF tỏ ra không phù hợp, và gen điều hòa sẽ bất hoạt việc tạo HbF, mà thay vào đó là HbA. Như vậy, trẻ sẽ có quá trình thay máu HbF-->HbA, nhưng quá trình này không xảy ra ngay lập tức, mà diễn ra từ từ, cũng phải mất 6 tháng. HbF ở trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ rất cao 80-90%, sau đó giảm dần [2]. Hồng cầu mang HbF kém bền vững, nên dễ bị vỡ. Khi vỡ, sẽ giải phóng ra AST vào trong máu, khiến nó tăng lên.
- Cuối cùng, tại sao Cholesterol thấp mà Triglyceride lại cao. Haizz, lại chút kiến thức liên quan đến thành phần trong sữa mẹ. Trong sữa mẹ Triglyceride chiếm tới 98% tổng lipid, Cholesterol là 2-5% [4]. Trong 100g sữa, Triglyceride chiếm 4.4g. Cholesterol là 14mg [5]. Đó là lý do tôi giải thích cho kết quả này.
Tài liệu tham khảo:
5. Thành phần sữa mẹ
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương