NHỮNG TÓM TẮT QUAN TRỌNG VỀ XÉT NGHIỆM CREATININE MÁU
Creatinine là một xét nghiệm thường quy và quan trọng để đánh giá chức năng thận. Hôm nay, Labnotes123 sẽ giúp bạn điểm lại một số thông tin quan trọng nhất mà bạn nhất thiết phải nhớ trong quá trình thực hành lâm sàng về xét nghiệm này. Song song đó là một thông tin cập nhật mà nhóm muốn đưa ra để các bạn chú ý hơn về xét nghiệm này. Nào bắt đầu thôi!
Creatinine là sản phẩm thoái hóa Creatine Phosphate trong mô cơ, dưới tác dụng của enzyme Creatine Phosphate Kinase (CK) trong quá trình vận cơ. Sau đó, Creatinine được đưa tới thận, lọc bởi cầu thận, không được ống thận tái hấp thu, đào thải hoàn toàn qua nước tiểu.
Creatine phản ánh toàn bộ khối cơ của cơ thể, còn Creatinine phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Tuy nhiên, định lượng Creatinine huyết thanh không phản ánh hoàn toàn mức độ giảm khả năng lọc cầu thận (số lượng nephron hoạt động của bệnh nhân giảm còn 50% nhưng nồng độ creatinine chỉ tăng nhẹ, đến khi giảm thêm số nephron thì nồng độ creatinine mới tăng nhanh), không đánh giá được các trường hợp suy giảm chức năng thận nhẹ, biến đổi kín đáo.
Creatine phản ánh toàn bộ khối cơ của cơ thể, còn Creatinine phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Tuy nhiên, định lượng Creatinine huyết thanh không phản ánh hoàn toàn mức độ giảm khả năng lọc cầu thận (số lượng nephron hoạt động của bệnh nhân giảm còn 50% nhưng nồng độ creatinine chỉ tăng nhẹ, đến khi giảm thêm số nephron thì nồng độ creatinine mới tăng nhanh), không đánh giá được các trường hợp suy giảm chức năng thận nhẹ, biến đổi kín đáo.
Để khắc phục những khiếm khuyết khi xét nghiệm Creatinine huyết thanh thì nên tính độ thanh thải Creatinine dựa vào nồng độ Creatinine trong máu hoặc nồng độ Creatinine niệu.
Giá trị bình thường: Nam= 62-120 µmol/L Nữ= 53 – 110 µmol/L
Tăng Creatinine máu thường gặp trong các trường hợp/bệnh lý sau:
- Suy thận trước thận: mất nước/giảm khối lượng tuần hoàn, dùng thuốc lợi tiểu/hạ huyết áp, xuất huyết, suy tim mất bù.
- Suy thận tại thận: tổn thương cầu thận (viêm cầu thận, tăng huyết áp, đái tháo đường biến chứng thận, lupus ban đỏ); tổn thương ống thận (sỏi thận, đa u tủy xương)
- Suy thận sau thận: ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang,..
- Phụ nữ mang thai, máu bị hòa loãng
- Suy dinh dưỡng
- Các trường hợp teo cơ
- Huyết tương đục: Triglyceride > 2 g/L
- Vỡ hồng cầu/tan máu: Hemoglobin > 10 g/L
- Huyết tương vàng: Bilirubin > 10 mg/dL
Tài liệu tham khảo:
1. Các xét nghiệm thường quy ứng dụng trong lâm sàng (2013), Nhà xuất bản Y học, trang 97-102.
2. Bartels H, Böhmer M. Eine mikromethode zur kreatininbestimmung. Clin Chim Acta 1971; 32: 81-85.
3. Fabiny DL, Ertingshausen G. Automated reaction-rate method for determination of serum creatinine with CentrifiChem. Clin Chem 1971; 17: 696-700.
4. Mazzachi BC, Peake MJ, Ehrhardt V. Reference range and method comparison studies for enzymatic and Jaffé creatinine assays in plasma and serum and early morning urine. Clin Lab 2000;46:53-55.
5. Tietz Textbook of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics, 4th ed. Burtis CA, Ashwood ER, Bruns DE. WB Saunders Co, 2005.
6. Weber JA, Van Zanten AP. Interferences in current methods for measurements of creatinine. Clin Chem 1991; 37: 695-700.
7. Peake M, Whiting M. Measurement of serum creatinine-current status and future goals. Clin Biochem 2006;27:173-184.
8. Young DS. Effects of drugs on clinical laboratory tests, 5th ed. AACC Press, 2000.
9. Friedman and Young. Effects of disease on clinical laboratory tests, 4th ed. AACC Press, 2001.
2. Bartels H, Böhmer M. Eine mikromethode zur kreatininbestimmung. Clin Chim Acta 1971; 32: 81-85.
3. Fabiny DL, Ertingshausen G. Automated reaction-rate method for determination of serum creatinine with CentrifiChem. Clin Chem 1971; 17: 696-700.
4. Mazzachi BC, Peake MJ, Ehrhardt V. Reference range and method comparison studies for enzymatic and Jaffé creatinine assays in plasma and serum and early morning urine. Clin Lab 2000;46:53-55.
5. Tietz Textbook of Clinical Chemistry and Molecular Diagnostics, 4th ed. Burtis CA, Ashwood ER, Bruns DE. WB Saunders Co, 2005.
6. Weber JA, Van Zanten AP. Interferences in current methods for measurements of creatinine. Clin Chem 1991; 37: 695-700.
7. Peake M, Whiting M. Measurement of serum creatinine-current status and future goals. Clin Biochem 2006;27:173-184.
8. Young DS. Effects of drugs on clinical laboratory tests, 5th ed. AACC Press, 2000.
9. Friedman and Young. Effects of disease on clinical laboratory tests, 4th ed. AACC Press, 2001.
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương