NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM SẮT HUYẾT THANH
Nồng độ sắt
trong máu cao hay thấp có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Kết
quả xét nghiệm giúp các bác sỹ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng
hiện tại của bạn.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh?
Nếu kết quả một số xét nghiệm như tổng
phân tích máu, hemoglobin bất thường, hoặc nghi ngờ bạn bị thiếu máu thì
bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh.
Để thực hiện xét nghiệm sắt huyết thanh, bạn cần lưu ý:
Để thực hiện xét nghiệm, bạn cần phải
lấy một chút máu. Vị trí lấy máu thường là tĩnh mạch mu bàn tay hoăc
cánh tay. Mẫu máu sau đó được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích.
Trước khi xét nghiệm, bạn cũng cần nhịn đói (không ăn hoặc uống, có
thể uống nước lọc) thời gian khoảng 12 tiếng đồng hồ. Bạn nên thực hiện
xét nghiệm vào buổi sáng, trước 10 giờ, bởi đây là khoảng thời gian sắt
huyết thanh đạt nồng độ cao nhất.
Những triệu chứng của cơ thể khi nồng độ sắt huyết thanh bất thường
Các dấu hiệu sớm của tình trạng thiếu sắt bao gồm:
- Mệt mỏi
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu
Một số triệu chứng khác của thiếu sắt khi tình trạng nặng hơn, bao gồm:
- Khó tập trung
- Khó tính, hay cáu gắt
- Mệt mỏi
- Loét miệng, lưỡi
- Hội chứng Pica (Người mắc hội chứng này thích ăn những đồ vật không phải là thức ăn như giấy, đất ,…)
Các triệu chứng của dư thừa sắt sắt trong cơ thể, bao gồm:
- Đau bụng, đau các khớp
- Da đen xạm
- Mệt mỏi
- Gặp các vấn đề về tim
- Cảm giác thiếu năng lượng
- Giảm ham muốn tình dục
Đánh giá kết quả xét nghiệm
Để đánh giá toàn diện lượng sắt có trong
máu, cùng với xét nghiệm sắt huyết thanh, bác sỹ có thể chỉ định các
xét nghiệm phần trăm độ bão hòa transferrin (%TS), khả năng gắn sắt toàn
thể (TIBC). Kết quả các xét nghiệm sau đó được so sánh với khoảng giá
trị bình thường như sau:
- Sắt huyết thanh: 60-170 µg/dL
- Phần trăm độ bão hòa transferrin (%TS): 25-35%
- Khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC): 240-450 µg/dL
Transferrin là một protein trong máu,
giúp vận chuyển sắt đến các cơ quan cần sắt trong cơ thể như: tủy xương,
tổ chức cơ. Xét nghiệm cho biết lượng sắt gắn với protein transferrin,
từ đó bác sỹ có thể nhận định được trong máu đang thiếu hay dư thừa sắt.
Khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC) giúp đánh giá lượng transferrin vận chuyển sắt như thế nào trong cơ thể.
Nồng độ sắt huyết thanh thấp
Nguyên nhân giảm lượng sắt huyết thanh
thường gặp là ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc có thể thực
phẩm bạn sử dụng hàng ngày không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết hay cơ
thể bạn giảm hấp thu sắt.
Ngoài ra, nồng độ sắt thấp trong máu còn gặp trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai
- Thiếu máu
- Xuất huyết tiêu hóa
Nồng độ sắt huyết thanh cao
Sắt huyết thanh cao trong máu khi hay
gặp khi bạn sử dụng thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B6, vitamin B12.
Một số trường hợp bệnh lý sau cũng có thể dẫn đến lượng sắt trong máu
cao:
- Thiếu máu tan máu: tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt do bất thường về đời sống hồng cầu
- Các bệnh lý về gan: hoạt tử tế bào gan, viêm gan
- Ngộ độc sắt: khi bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất sắt
Lưu ý rằng một số loại thuốc bạn đang sử
dụng có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm, ví dụ như thuốc tránh
thai. Vì vậy, trước khi xét nghiệm, hãy thông báo cho bác sỹ biết các
loại thuốc bạn đang sử dụng.
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo
2. Bạn biết gì về xét nghiệm sắt huyết thanh? - Viện y học ứng dụng Việt Nam
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương