ĐỊNH LƯỢNG ALDOLASE - XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY ÁP DỤNG TRONG LÂM SÀNG
NHẮC LẠI SINH LÝ
Aldolase là một enzym của quá trình đường phân (glycolytic enzym). Enzym này có mặt ở tất cả các tế bào của cơ thể. Hoạt độ aldolase cao nhất được tìm thấy trong các tế bào cơ xương, tim và mô gan, mặc dù xét nghiệm này được coi là tương đối đặc hiệu cho tình trạng phá hủy mô cơ. Khi xẩy ra tổn thương mô cơ, các tế bào bị phá hủy, giải phóng aldolase vào dòng máu. Vì vậy, định lượng aldolase là xét nghiệm hữu ích để theo dõi tiến triển của tổn thương cơ trong các rối loạn nói trên (Vd: tình trạng loạn dưỡng cơ). Cần lưu ý là có nhiều bệnh lý cơ song không đi kèm với tăng hoạt độ aldolase máu.
Để chẩn đoán một tổn thương hay một bệnh lý cơ.
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Bệnh phẩm được chứa trong ống nghiệm tráng gel silicon.
Mặc dù không cần phải nhịn đói trước khi lấy máu làm xét nghiệm, một số phòng XN vẫn yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu XN để làm tăng tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
Giá trị bình thường Mặc dù không cần phải nhịn đói trước khi lấy máu làm xét nghiệm, một số phòng XN vẫn yêu cầu BN nhịn ăn trước khi lấy máu XN để làm tăng tính chính xác của kết quả xét nghiệm.
- Người lớn: 0 – 7 U/L hay 0 – 117 nkat/L.
- Trẻ em: Gấp 2 lần giá trị bình thường của người lớn.
- Trẻ sơ sinh: Gấp 4 lần giá trị bình thường của người lớn.
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Bỏng.
– Viêm da cơ (dermatomyositis).
– Hoại thư (gangrene).
– Viêm gan.
– Ung thư gan.
– Viêm cơ.
– Hoại tử cơ.
– Chấn thương cơ.
– Nhồi máu cơ tim.
– Viêm cơ tim.
– Viêm đa cơ (polymyositis).
– Bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển (progressive muscular dystrophy).
– Tắc mạch phổi.
Giảm hoạt độ aldolase máu
Nguyên nhân chính thường gặp là: Bệnh loạn dưỡng cơ giai đoạn muộn.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
- Cần tách nhanh hồng cầu do vỡ hồng cầu có thể gây tăng giả tạo hoạt độ aldolase máu.
- Các chấn thương nhỏ gần đây, ngay cả việc tiêm bắp nhiều lần cũng có thể làm tăng hoạt độ aldolase máu.
- Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ aldolase máu là: Corticotropin, cortison acetat, các thuốc gây độc cho tế bào gan.
- Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ aldolase máu là: Phenothiazin.
LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG ALDOLASE MÁU
- Xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của một tổn thương hay bệnh lý cơ do enzym này được giải phóng vào dòng tuần hoàn khi xẩy ra tổn thương cơ do chấn thương, nhiễm virus và trong quá trình bị một số bệnh lý cơ.
- Aldolase không có tính đặc hiệu vượt trội hơn hẳn so với CK để chẩn đoán các tổn thương cơ. Tuy nhiên, enzym này cho thấy đặc hiệu hơn so với GOT và GPT.
Tài liệu tham khảo:
XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY ÁP DỤNG TRONG LÂM SÀNG 2013
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương