CƠ CHẾ CHỐNG ĐÔNG CỦA EDTA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Tiếp tục là loạt các bài viết về cơ chế chống đông của một số chất thường sử dụng tại phòng xét nghiệm. Bằng cách dịch các tài liệu hay về những mảng kiến thức này, chúng tôi tin nó sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc và học tập
Theo Hội đồng quốc tế về tiêu chuẩn hoá Huyết học (ICSH - International Council for Standardization in Hematology) và Viện tiêu chuẩn lâm sàng phòng xét nghiệm (CLSI-Clinical and laboratory standard Insitute) đề nghị: EDTA là chất chống đông máu được lựa chọn cho việc đếm tế bào máu và định dạng/kích cỡ tế bào. Bởi vì EDTA ít làm biến dạng co rút hồng cầu và ít làm tăng thể tích tế bào ở tư thế dựng đứng.
Ứng dụng huyết học, EDTA có 3 dạng:
- Dạng khô: K2 EDTA, Na2 EDTA
- Dạng lỏng: K3 EDTA
K3-EDTA dạng lỏng |
K2-EDTA dạng khô |
EDTA được phun khô trên bề mặt bên trong tube nhựa. Tỷ lệ EDTA trong ống là rất quan trọng, bởi một số xét nghiệm sẽ thay đổi nếu tỷ lệ này không chính xác. Lượng EDTA cho mỗi ml máu cơ bản là giống nhau đối với cả 3 hình thức. Nếu EDTA quá nhiều, hồng cầu bị co rút (co nhỏ lại), do đó ảnh hưởng đến các xét nghiệm như: xét nghiệm đo thể tích khối hồng cầu (Hematocrit) được thực hiện bằng tay dựa vào sự lắng hồng cầu hay micro-hematocrit.
EDTA được sử dụng ở nồng độ 1.5 mg/1 ml máu toàn phần. EDTA ngăn cản quá trình đông máu bằng cách tạo phức (chelating) với Ca++, một đồng yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu. Cách thức chống đông là nó loại bỏ ion Ca++ thông qua một quá trình gọi là quá trình "thải". Quá trình này tạo ra một muối Ca++ không hoà tan, ngăn cản quá trình đông máu.
EDTA thường dùng cho xét nghiệm: tổng phân tích máu ngoại vi, kiểm tra các thành phần Hemoglobin(HGB), Hematocrit (Hct), WBC, công thức bạch cầu, đếm số lượng tiểu cầu (PLT.
EDTA được sử dụng ở nồng độ 1.5 mg/1 ml máu toàn phần. EDTA ngăn cản quá trình đông máu bằng cách tạo phức (chelating) với Ca++, một đồng yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu. Cách thức chống đông là nó loại bỏ ion Ca++ thông qua một quá trình gọi là quá trình "thải". Quá trình này tạo ra một muối Ca++ không hoà tan, ngăn cản quá trình đông máu.
EDTA thường dùng cho xét nghiệm: tổng phân tích máu ngoại vi, kiểm tra các thành phần Hemoglobin(HGB), Hematocrit (Hct), WBC, công thức bạch cầu, đếm số lượng tiểu cầu (PLT.
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo: Clinical Hematology 2015
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công
Vietinbank: 106006076994
Chi nhánh tỉnh Hải Dương