Skip to main content

ĐỊNH LƯỢNG ESTROGEN - XÉT NGHIỆM HỮU ÍCH ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG SINH DỤC NỮ GIỚI VÀ NGUY CƠ THAI BỊ CÁC TẬT DI TRUYỀN

ĐỊNH LƯỢNG ESTROGEN - XÉT NGHIỆM HỮU ÍCH ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG SINH DỤC NỮ GIỚI VÀ NGUY CƠ THAI BỊ CÁC TẬT DI TRUYỀN


Estrogen có mặt trong cơ thể dưới ba dạng: Hai dạng estrogen chính có hoạt tính sinh học ở các phụ nữ không có thai là estron (E1) estradiol (E2). Dạng estrogen thứ ba có hoạt tính sinh học là estriol (E3) là estrogen chính ở các phụ nữ có thai song lại không đóng vai trò ý nghĩa gì ở nữ không có thai và nam giới. Estrogen được sản xuất từ 3 nguồn là: vỏ thượng thận, buồng trứngtinh hoàn. Xác định nồng độ estrogen có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của cả ba tuyến nội tiết nói trên.

Estrogen tham gia vào sự phát triển và duy trì kiểu hình nữ, tình trạng chín của các tế bào mầm, và thai nghén. Hormon này cũng có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình khác không liên quan với tính đặc hiệu giới tính như sự tăng trưởng, tình trạng trưởng thành của hệ thống thần kinh, chuyển hóa/ và tái cấu trúc xương và tính đáp ứng của tế bào nội mạch.

Estriol (E3) được theo dõi trong khi có thai để đánh giá thai và chức năng nhau thai. Estriol, cùng với alpha-fetoprotein (AFP) và human chorionic gonadotropin (HCG) được xác định như “bộ ba chỉ dấu sinh học” giúp đánh giá nguy cơ thai bị các bất thường di truyền (như hội chứng Down) ở các phụ nữ có thai.

Estradiol (E2) hay estradiol 17 beta là dạng estrogen nội sinh có hoạt lực mạnh nhất, kích thích sự phát triển của nội mạc tử cung. Hormon này ức chế sự sản xuất hormon kích thích nang trứng (follicle-stimulating hormone [FSH]) và kích thích sản xuất hormon tạo hoàng thể (luteinizing hormone [LH]).

Estron (E1) là một estrogen có hoạt tính sinh học mạnh hơn so với estriol (E3) song yếu hơn so với estradiol (E2). Hormon này có thể do buồng trứng tiết ra trực tiếp (với một hàm lượng rất thấp) còn chủ yếu là do một chất tiền thân (Δ-4- androstenedion) chuyển đổi thành ở gan và các mô mỡ. Estron được chuyển đổi thành estron sulfat và chất này đóng vai trò như một kho dự trữ do nó có thể được chuyển đổi ngược thành estradiol có hoạt tính mạnh hơn khi cần. Estron là estrogen chính lưu hành trong tuần hoàn ở nữ giới sau giai đoạn mãn kinh. Ở các phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estron nói chung diễn biến song song với nồng độ estradiol, nồng độ này tăng lên dần trong giai đoạn tạo nang buồng trứng và đạt tới nồng độ đỉnh ngay trước thời gian rụng trứng, với đỉnh tăng thứ hai nhưng nhỏ hơn trong giai đoạn hoàng thể. Sau khi mãn kinh, nồng độ estron không bị giảm đi một cách kịch tính như nồng độ estradiol, có lẽ do tăng chuyển đổi từ androstenedion thành estron. Chức năng của hormon này chưa hoàn toàn được biết rõ, song tăng nồng độ estron, khi không được progesteron đối kháng lại cho thấy là kết hợp với gia tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Nồng độ estron có thể được sử dụng để giúp ích cho chẩn đoán khối u buồng trứng, hội chứng Turner, suy chức năng tuyến yên, vú to nam giới và mãn kinh.


MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
1. Estrogen toàn phần: Để đánh giá tình trạng estrogen tổng thể ở nam hoặc nữ.
2. Estriol: Để đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
3. Estradiol:
– Để xác định chức năng buồng trứng của người phụ nữ ngoài thời gian có thai và để chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm ở nữ.
– Để tìm kiếm tình trạng bài xuất bất thường estrogen ở nam có bệnh cảnh vú to.
4. Estron:
– Để thăm dò tình trạng estrogen của phụ nữ nhất là ở giai đoạn mãn kinh.
– Để chẩn đoán dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn ở nữ.
– Quy trình thăm dò chẩn đoán các rối loạn chuyển hóa steroid sinh dục bị nghi vấn.
– Trong đánh giá nguy cơ gẫy xương ở nữ tuổi mãn kinh.
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
Máu: XN được thực hiện trên huyết thanh và huyết tương. Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.
Nếu có thể được, yêu cầu BN ngừng dùng tất cả các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN.
Nước tiểu: Thu nước tiểu 24h vào bình chứa thích hợp có chất bảo quản là acid boric.

Giá trị bình thường

Giá trị bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm (liên quan với phương pháp định lượng, thuốc thử và máy xét nghiệm).

– Estrogen toàn phần trong máu:
Nữ:
o Thời kỳ tiền mãn kinh: 23 – 261 pg/mL hay 84 – 1325pmol/L.
o Thời kỳ mãn kinh: < 340 pg/mL hay < 110 pmol/L.
o Thời kỳ trước dậy thì: < 20 pg/mL hay < 73 pmol/L.
Nam: < 50 pg/mL hay <184 pmol/L.
– Estrogen toàn phần trong nước tiểu:
Nữ:
o Thời kỳ tiền mãn kinh: 18 – 80 µg/24h hay 55 – 294 nmol/ngày.
o Thời kỳ mãn kinh: < 20 µg/24h hay < 73 nmol/ngày.
Nam: < 15 – 40 µg/24h hay < 55 – 147 nmol/ngày.

– Estriol máu:
o Phụ nữ không có thai: 8 – 10 ng/L hay 28 – 34 pmol/L.
o Trong thời gian mang thai: Estriol bắt đầu phát hiện được vào tuần mang thai thứ 9 và nồng độ này tăng lên dần theo tuổi thai tới một giá trị cuối cùng lên tới 15.000 ng/L hay 52.050 pmol/L.

– Estradiol máu:
Nữ:
o Ngoài thời gian mang thai: có thể thay đổi theo giai đoạn hoạt động sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt:
o Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 20 – 120 ng/L hay 73 – 440 pmol/L.
o Giai đoạn tạo hoàng thể: 80 – 200 ng/L hay 294 – 734 pmol/L.
o Thời kỳ mãn kinh: < 30 ng/L hay < 11 pmol/L.
Nam: < 30 ng/L hay < 11 pmol/L.

– Estron máu: Thời kỳ mãn kinh: 40 ng/L hay 148 pmol/L.

Tăng nồng độ estrogen toàn phần

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Các khối u buồng trứng tiết estrogen (Vd: khối u tế bào granulosa, u tế bào theca, u tế bào hoàng thể [luteoma]).
– Thứ phát do kích thích bởi các tế bào sản xuất hCG (Vd: u quái [teratoma], ung thư biểu mô u quái [teratocarcinoma]).
– Tăng sản thượng thận (adrenal hyperplasia).
– Xơ gan, suy gan.
– Hội chứng Klinefelter.
– Thai nghén bình thường.
– Dậy thì sớm.
– Suy thận.
– Khối u tinh hoàn.
– Chứng vú to nam giới.

Giảm nồng độ estrogen toàn phần

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Vô kinh nguyên phát (primary amenorrhea).
– Suy chức năng buồng trứng (ovarian failure).
– Giảm chức năng buồng trứng tiên phát (primary hypofunction of ovary):
  • Viêm buồng trứng do bệnh tự miễn (autoimmune oophoritis) là nguyên nhân thường gặp nhất; thường được kết hợp với các bệnh lý nội tiết tự miễn khác (Vd: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison, ĐTĐ typ 1) và có thể khiến bệnh nhân bị mãn kinh sớm.
  • Hội chứng kháng buồng trứng (resistant ovary syndrome).
  • Độc tố (Vd: tia xạ, điều trị hóa chất).
  • Nhiễm trùng (Vd: quai bị).
– Hội chứng Stein-Leventhal (hay hội chứng buồng trứng đa nang).
– Di truyền (Vd: Hội chứng Turner).
– Mãn kinh.
– Giảm chức năng buồng trứng thứ phát (secondary hypofunction of ovary):
  • Các rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên.
  • Chán ăn do tinh thần (anorexia nervosa).
  • Giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism).
  • Suy chức năng tuyến giáp (hypopituitarism).

Tăng nồng độ estradiol máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Tình trạng nữ hóa (feminization) ở trẻ em.
– Các u buồng trứng tiết estrogen.
– Chứng vú to nam giới.
– Xơ gan.
– Cường giáp.

Giảm nồng độ estradiol máu

Nguyên nhân chính thường gặp là:

– Giảm chức năng sinh dục tiên phát hoặc thứ phát.

Tăng nồng độ estron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Có thể gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang, khối u sản xuất androgen hoặc khối u sản xuất estrogen.
– Có thể tăng trong các trường hợp chảy máu âm đạo ở các phụ nữ tuổi sau mãn kinh do tình trạng chuyển đổi của steroid androgenic ở ngoại biên. Tăng nồng độ estron có thể được kết hợp với tăng nồng độ các androgen lưu hành và tình trạng chuyển đổi tiếp sau đó của các hormon này.

Giảm nồng độ estron máu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Rối loạn chuyển hóa steroid sinh dục mang tính di truyền.
– Hội chứng nữ hóa còn tinh hoàn (testicular feminization).

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM

– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả XN.
– Có tình trạng dao động đáng kể theo nhịp ngày đêm trong nồng độ estron huyết tương.
– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ estrogen là: Ampicillin, cascara, diethyl stibestrol, estrogen, hydrochlorothiazid, mepro-bamat, thuốc ngừa thai uống, phenazopyridin, prochlorperazin, tetracyclin.
– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ estrogen là: Clomiphen, dexamethason, các thuốc ức chế estrogen. 

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG ESTROGEN MÁU

1. XN định lượng nồng độ estrogen toàn phần máu hữu ích trong đánh giá tổng thể tình trạng estrogen ở nam và nữ, song khi nhận định kết quả cần được xem xét tùy theo pha trong chu kỳ kinh nguyệt.
2. Nồng độ estradiol được sử dụng để đánh giá chức năng buồng trứng.
– XN này thường được sử dụng để xác định tình trạng mất kinh (amenorrhea) là do mãn kinh, có thai hay do một vấn đề nội khoa gây nên. Kết quả XN nồng độ estradiol cần được phân tích theo chu kỳ kinh nguyệt của BN và nồng độ FSH và LH.
  • Một nồng độ estradiol rất cao đi kèm với nồng độ FSH và LH tăng cao: BN có thể ở giai đoạn đỉnh rụng trứng.
  • Một nồng độ estradiol rất thấp đi kèm với nồng độ FSH và LH tăng cao: BN ở giai đoạn mãn kinh hay bị một bệnh lý buồng trứng.
– Ở các BN hiếm muộn, tiến hành định lượng nồng độ estradiol định kỳ trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
– Định lượng nồng độ estradiol cũng có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của điều trị hormon thay thế.
– Một nồng độ estradiol tăng cao ở nam giới có tình trạng vú to (gynecomastie) có thể là bằng chứng gợi ý có bệnh lý khối u tiết estrogen.
3. Nồng độ estriol chủ yếu được sử dụng để:
– Theo dõi các thai nghén bệnh lý (Vd: thai kém phát triển [hypotrophie foetale], nguy cơ xẩy thai, bệnh thận thai nghén [néphropathie gravidique]).
– XN này cũng có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng thai nghén ở BN bị ĐTĐ.
4. Nồng độ estron thường được định lượng trong các trường hợp:
– Ung thư sinh dục ở phụ nữ để đánh giá khối u có thuộc loại phụ thuộc hormon (hormonodépendance) hay không.
– Hội chứng buồng trứng đa nang (polykystose ovarienne syndrome).

CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG

Các thuốc viên ngừa thai có thể gây ức chế tình trạng tăng sinh lý các hormon này ở bệnh nhân.

Lê Văn Công

Tài liệu tham khảo: CÁC XÉT NGHIỆM THƯỜNG QUY ÁP DỤNG TRONG LÂM SÀNG 2013

Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công

Vietinbank: 106006076994

Chi nhánh tỉnh Hải Dương 
 

CÁC BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

Atlas CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU BÌNH THƯỜNG

ATLAS CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU BÌNH THƯỜNG DÒNG BẠCH CẦU   1. Hemocytoblast (Nguyên bào máu) 2. Myeloblast (Nguyên tủy bào) 3.Neutrophil promyelocyte (Tiền tủy bào trung tính) 4. Neutrophil myelocyte (Tủy bào trung tính) 5. Neutrophil metamyelocyte (Hậu tủy bào trung tính) 6.Neutrophil band (Bạch cầu đũa) 7. Neutrophil segmented (Bạch cầu đoạn trung tính) 8.  Neutrophil myelocyte/metamyelocyte/band/segmented (Tủy bào/Hậu tủy bào/bạch cầu đũa/bạch cầu đoạn trung tính)   9. Eosinophil promyelocyte (Tiền tủy bào ưa acid) 10. Eosinophil myelocyte (Tủy bào ưa acid) 11. Eosinophil metamyelocyte (Hậu tủy bào ưa acid) 12. Eosinophil band (Bạch cầu đũa ưa acid) 13. Eosinophil segmented (Bạch cầu đoạn ưa acid) 14. Neutrophil/Eosinophil segmented (Bạch cầu đoạn trung tính/Bạch cầu đoạn ưa acid) 15. Basophil myelocyte (Tủy bào ưa base) 16. Basophil segmented (Bạch cầu đoạn ưa base) DÒNG LYMPHO...

CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI THỰC (Corrected Reticulocyte Count - CRC) LÀ GÌ? TẠI SAO VIỆC XÁC ĐỊNH NÓ CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU

CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI THỰC (Corrected Reticulocyte Count - CRC) LÀ GÌ? TẠI SAO VIỆC XÁC ĐỊNH NÓ CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Hầu như các bạn đều biết đến Chỉ số Hồng cầu lưới máu ngoại vi (Reticulocyte-Ret) và vai trò quan trọng của nó. Tuy nhiên, việc đánh giá thiếu máu dựa vào chỉ số Ret có thể dẫn tới sai lầm, vậy tại sao lại sai lầm, và để tránh sai lầm trong đánh giá người ta dùng chỉ số gì? Câu trả lời, đó là CRC - chỉ số hồng cầu lưới thực. 1. Hồng cầu lưới ở máu ngoại vi (Ret) là gì? Vai trò của hồng cầu lưới 2. Sai lầm khi sử dụng chỉ số Ret trong đánh giá thiếu máu 3. Chỉ số hồng cầu lưới thực (CRC - Corrected reticulocyte count) 1. RETICULOCYTE COUNT (Chỉ số hồng cầu lưới máu ngoại vi) Hồng cầu lưới (RET) là các hồng cầu non được giải phóng từ tủy xương ra máu ngoại vi. Sau 24h ở máu ngoại vi, Ret sẽ "chín" và trở thành hồng cầu trưởng thành. CÁCH XÁC ĐỊNH Có thể dễ dàng xác định Ret bằng cách...

TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI CÓ SỰ TĂNG SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU?

 TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI CÓ SỰ TĂNG SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU? Trong thời kỳ mang thai, số lượng bạch cầu tăng thêm kho ảng < 6 G/L. Tăng bạch cầu này xảy ra là do phản ứng stress sinh lý (the physiologic stress) gây ra bởi tình trạng mang thai.  (Stress sinh lý là một phản ứng của cơ thế đến tác nhân gây stress, ví dụ như sự thay đổi môi trường, hay một tác nhân kích thích, ở đây là tình trạng mang thai của cơ thể người nữ). Tăng bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophils) là chủ yếu. Điều này có thể do sự suy giảm bạch cầu đoạn trung tính trong chương trình chết tế bào bạch cầu đoạn trung tính (neutrophilic apoptosis) khi mang thai. (Apoptosis hay sự chết tế bào theo chương trình là một quá trình xuyên suốt cuộc sống, giúp cơ thể loại bỏ các tế bào già cỗi, các tế bào không còn cần thiết, các tế bào sai hỏng, bị tổn thương có thể dẫn tới ung thư) Trong bào tương bạch cầu đoạn trung tính có các hạt đặc hiệu trung tính giúp hóa ứng động bạch cầu và thực bào t...

NHỮNG TÓM TẮT QUAN TRỌNG VỀ HỒNG CẦU LƯỚI VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI

HỒNG CẦU LƯỚI (Reticulocytes and reticulocyte count) (Trong bài này CÓ NHIỀU KIẾN THỨC MỚI mà ít sách ở Việt Nam đề cập) 1. Sự quan trọng của hồng cầu lưới (Reticulocytes-Ret) Ret là các hồng cầu non mới được giải phóng từ tuỷ xương ra máu ngoại vi Sự xuất hiện Ret ở máu ngoại vi, là chỉ điểm (marker) cho thấy quá trình tạo hồng cầu có hiệu quả. Sự tạo hồng cầu có hiệu quả cho thấy, tuỷ xương phản ứng tốt với tình trạng thiếu máu. - Có mối tương quan giữa tăng tổng hợp và giải phóng Ret từ tuỷ xương ra máu ngoại vi, khi có tình trạng thiếu máu. 2. Có thể dễ dàng xác định được Ret ở máu ngoại vi bằng cách nhuộm máu tươi với thuốc nhuộm xanh methylene (hoặc có thể dùng xanh cresyl). Đặc điểm Ret sau nhuộm: Có những sợi ARN mảnh như sợi chỉ, nằm trong bào tương của các hồng cầu non 3. Sau 24 giờ ở máu ngoại vi, hồng cầu lưới sẽ "chín" và trở thành hồng cầu trưởng thành. Sự trưởng thành xảy ra được là nhờ sự giúp đỡ của đại thực bào ở lách. 4. Số ...

Tại sao thường sử dụng chống đông EDTA trong xét nghiệm HbA1c? Và có thể sử dụng chống đông khác (Heparin, NaF, Natri Citrat) được không?

Tại sao thường sử dụng ống chống đông EDTA để thu thập bênh phẩm máu thực hiện xét nghiệm HbA1c? Có thể sử dụng ống chống đông khác như (Na-Citrate , Heparin, Na-flouride) thay thế được không? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ viện dẫn một nghiên cứu của Mailankot và các cộng sự (Mailankot M, Thomas T, Praveena P, Jacob J, Benjamin JR, Vasudevan DM, et al. Various anticoagulants and fluoride do not affect HbA1C level. Ind J Clin Biochem. 2012;27:209) Nghiên cứu : Tiến hành thu thập mẫu máu vào các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride trên cùng một mẫu máu, rồi định lượng nồng độ (%) HbA1C trong 7 ngày, với cùng nhiệt độ bào quản 4 độ C. Kết quả cho thấy: KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ NỒNG ĐỘ HbA1c ở các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride khi bảo quản ở 4 độ C trong 7 ngày (xem hình ảnh biểu diễn kết quả bên dưới) Bảng thể hiện nồng độ HbA1C ở các mẫu có ĐTĐ và không ĐTĐ ở các ống chống đông khác nhau Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở n...

Atlas TẾ BÀO MÁU TRONG BỆNH BẠCH CẦU LEUKEMIA

ATLAS TẾ BÀO MÁU TRONG BỆNH BẠCH CẦU LEUKEMIA 1. Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L1) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L1 2.  Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L2) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L2 3.  Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L3) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L3 4.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M0) - Bạch cầu cấp dòng tủy có độ biệt hóa tối thiểu 5.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M1) - Bạch cầu cấp dòng tủy không trưởng thành 6.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M2) - Bạch cầu cấp dòng tủy trưởng thành 7.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M3) - Bạch cầu cấp thể tiền tủy bào 8.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M3) Hypogranular - Bạch cầu cấp thể tiền tủy bào thể giảm hạt 9.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M4) - Bạch cầu cấp dòng tủy và dòng mono 10. ACUTE MYELOID LEUKEMIA (AML-M5) - BẠCH CẦU CẤP DÒNG MO...

XÉT NGHIỆM YẾU TỐ RF (Rheumatoid Arthritis Factor) - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

XÉT NGHIỆM YẾU TỐ RF (Rheumatoid Arthritis Factor) - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP NHẮC LẠI SINH LÝ Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm tiến triển mạn tính của mô liên kết tác động chủ yếu tới các khớp nhỏ ngoại vi như khớp ngón tay và cổ tay. Đây là một bệnh hệ thống và nó cũng có thể tác động tới các hệ thống khác của cơ thể ngoài biểu hiện viêm khớp. Phản ứng tự miễn xẩy ra ở mô hoạt dịch, dẫn tới tình trạng sưng đau, nóng, đỏ da và mất chức năng ở vị trí các khớp bị tác động. Trong quá trình viêm, các kháng thể phối hợp cùng với các kháng nguyên tương ứng hình thành các phức hợp miễn dịch. Các phức hợp này lắng đọng tại mô hoạt dịch, kích hoạt phản ứng viêm và dẫn tới tổn thương được thấy tại khớp ở các BN bị viêm khớp dạng thấp. Một trong các test chẩn đoán đối với viêm khớp dạng thấp là XN tìm yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor) . Yếu tố dạng thấp (RF) là các globulin miễn dịch (thường gặp nhất là typ IgM) được cơ thể sản xuất ra để ...

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT VÀ MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT VÀ MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC Labnotes123 hiểu được rằng đa số chúng ta không có quá nhiều thông tin về công dụng của hóa chất huyết học như thế nào, hoạt động phân tích tế bào máu của máy phân tích huyết học diễn ra ra sao. Hiểu được vấn đề đó, Labnotes123 xin được phép vén bức màn bí mật này để mở ra kiến thức rộng mở hơn gửi tới mọi người, cộng đồng sinh viên và những người làm xét nghiệm! Chúng tôi xin gửi lời CẢM ƠN tới Công ty hóa chất xét nghiệm Héma đã hỗ trợ tài liệu và giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này! NỘI DUNG I - ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA HÓA CHẤT HUYẾT HỌC II - MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU CỦA MÁY HUYẾT HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LASER III - TIÊU CHÍ ĐẢM BẢO HÓA CHẤT VÀ MÁY HUYẾT HỌC HOẠT ĐỘNG TỐT IV- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HÓA CHẤT XÉT NGHIỆM HEMA I - ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA HÓA CHẤT HUYẾT HỌC 1. Hóa chất huyết học Hóa chất huyết học sử dụng trong phân tích tế bào máu đó là các hóa chất pha loãng, t...

NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ STREPTOCOCCUS - LIÊN CẦU

NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ STREPTOCOCCUS - LIÊN CẦU 1.  Hình thể và tính chất bắt màu Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương , đường kính khoảng 0,6- 0,8 μm, xếp liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và có thể đứng với nhau thành từng đôi hoặc từng đám. Liên cầu không có lông, không di động, không sinh nha bào, bắt màu Gram (+) và một số loài có vỏ . Liên cầu xếp thành chuỗi dài ngắn khác nhau, bắt màu Gram (+)   2. Tính chất nuôi cấy Liên cầu hiếu khí kỵ khí tùy tiện và thường đòi hỏi môi trường nuôi cấy có nhiều chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, đường... Vi khuẩn phát triển tốt hơn ở điều kiện khí trường có thêm 5-10% CO2 . Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37 độ C , một số phát triển được ở 10- 40 độ C như liên cầu đường ruột. Trong môi trường lỏng (canh thang): Liên cầu dễ tạo thành những chuỗi dài không bị gãy, sau đó tạo thành những hạt nhỏ hoặc những hạt như bông rồi lắng xuống đáy môi trường nuôi cấy. Do đó...
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang