Skip to main content

NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ STAPHYLOCOCCUS - TỤ CẦU

NHỮNG KIẾN THỨC QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ STAPHYLOCOCCUS - TỤ CẦU

1. Hình thể và tính chất bắt màu
Tụ cầu là những vi khuẩn hình cầu có đường kính 0,8 - 1μm đứng tụ lại với nhau thành từng đám như chùm nho; đôi khi có thể đứng riêng rẽ hoặc thành từng đôi hay từng chuỗi ngắn. Tụ cầu thường không có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào, bắt màu Gram dương.


2. Tính chất nuôi cấy
Tụ cầu khuẩn thuộc loại vi khuẩn hô hấp hiếu khí kỵ khí tuỳ tiện, phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Tụ cầu có khả năng phát triển được ở khoảng nhiệt độ dao động từ 10 - 45 độ C và môi trường có nồng độ muối cao tới 10%.
  • Trong môi trường canh thang sau 5 - 6 giờ vi khuẩn đã phát triển mạnh và làm đục đều môi trường, để lâu đáy có lắng cặn.
Môi trường canh thang sau 5-6 giờ, vi khuẩn phát triển làm đục môi trường
  • Trên môi trường thạch thường khuẩn lạc dạng S, đường kính 1 - 2mm, sau 24 giờ khuẩn lạc có màu vàng rơm (đối với tụ cầu vàng) hoặc có màu trắng (đối với các loại tụ cầu khác).
Tụ cầu vàng sinh sắc tố vàng trên đĩa thạch thường
  • Trên môi trường thạch máu tụ cầu phát triển nhanh:
+ Khuẩn lạc tụ cầu vàng dạng S, kích thước khoảng 1 – 2mm, tan máu hoàn toàn, có màu vàng.
Tụ cầu vàng gây tan máu hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vùng tan máu rõ ràng
+ Khuẩn lạc tụ cầu khác: dạng S, kích thước khoảng 1 – 2mm, có màu trắng và thường không gây tan máu.
Tụ cầu da trên thạch máu, không gây tan máu
3. Kháng nguyên 
  • Acid teichoic: acid này gắn vào polysaccharid vách tụ cầu, đây là một thành phần của kháng nguyên O là kháng nguyên ngưng kết và làm tăng tác dụng hoạt hoá bổ thể, còn là chất bám dính của tụ cầu vào niêm mạc mũi.

  • Protein A: những protein bao quanh bề mặt vách tụ cầu và là một tiêu chuẩn xác định tụ cầu vàng. 100% tụ cầu vàng có kháng nguyên này, mang tính độc cao.
  •  Polysaccharid: Một số chủng tụ cầu có vỏ thì có kháng nguyên này. Lớp vỏ bao gồm nhiều tính đặc hiệu kháng nguyên và có tác dụng chống thực bào.
  • Kháng nguyên adherin (yếu tố bám): Đây là một protein bề mặt đặc hiệu của tụ cầu có tác dụng bám vào các điểm tiếp nhận đặc hiệu của tế bào.


4. Các yếu tố độc lực
  • Coagulase: Trên lâm sàng việc phân biệt các chủng tụ cầu có khả năng gây bệnh và không gây bệnh thường dựa vào sự hiện diện của men coagulase. Men này gắn với prothrombin trong huyết tương và hoạt hóa quá trình sinh fibrin từ tiền chất fibrinogen. Enzyme này cùng với yếu tố kết cụm (clumping factor), một enzyme vách vi khuẩn, giúp tụ cầu vàng tạo kết tủa fibrin trên bề mặt của nó. Tính chất này là yếu tố bệnh sinh rất quan trọng và yếu tố cũng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán.
Thử nghiệm Coagulase trong ống nghiệm chẩn đoán tụ cầu vàng với các tụ cầu khác
  • Vỏ polysaccharide: một số chủng tụ cầu vàng có thể tạo vỏ polysaccharide. Vỏ này cùng với protein A có chức năng bảo vệ vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
  • Protein A: Hầu hết các chủng tụ cầu vàng đều có khả năng tổng hợp một loại protein bề mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh Fc của các globuline miễn dịch. Chính nhờ hiện tượng gắn độc đáo này mà số lượng mảnh Fc giảm xuống. Vì mảnh Fc của các globuline miễn dịch có vai trò quan trọng trong hiện tượng opsonin hóa: chúng là các receptor cho các đại thực bào. Quá trình gắn trên giúp tụ cầu vàng tránh không bị thực bào bởi đại thực bào.
Protein A giúp tụ cầu né tránh đại thực bào
  • Chất kết dính gian bào: Ngoài ra phần lớn các chủng tụ cầu đều có khả năng sản xuất một chất kết dính gian bào. Nhờ chất này, vi khuẩn tạo được một lớp màng sinh học bao phủ chính nó và vi khuẩn có thể phát triển trong lớp màng nhầy niêm mạc.
  • Hyaluronidase: enzym này có khả năng phá hủy mô liên kết của tổ chức, giúp vi khuẩn có thể phát tán trong cơ thể.
  • Hemolysine và leukocidine: phá hủy hồng cầu (tan máu) và gây chết các tế bào bạch cầu hạt cũng như đại thực bào.
  • Exfoliatine: là các enzym phá hủy lớp thượng bì. Enzym này gây tổn thương da tạo các bọng nước. Ví dụ điển hình là hội chứng Lyell do tụ cầu.
  • Độc tố ruột (Enterotoxine A, B, C, D, E, F) bền với nhiệt. Các độc tố ruột này đóng vai trò quan trọng trong ngộ độc thực phẩm.
  • Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc: là nguyên nhân gây nên hội chứng sốc nhiễm độc, một hội chứng sốc trầm trọng.
  • Penicillinase (beta- lactamase): Enzym này phá hủy vòng beta-lactam, cấu trúc cơ bản của các kháng sinh như penicilline G, Ampicilline và Ureidopenicilline, làm cho các kháng sinh này mất tác dụng.
5. Thử nghiệm xác định tụ cầu
  • Thử nghiệm coagulase: Khả năng sản xuất coagulase dùng để xác định chủng S. aureus. Enzym này hoạt động trong mô của cơ thể và chuyển hoá fibrinogen thành fibrin tạo ra cục máu đông. Mạng lưới fibrin được tạo ra bao quanh tế bào vi khuẩn hoặc mô nhiễm trùng, bảo vệ vi khuẩn khỏi tác dụng của có chế đề kháng không đặc hiệu của cơ thể như đại thực bào và hoạt động chống tụ cầu của huyết thanh bình thường trong cơ thể. Trong ống nghiệm thử cả coagulase tự do và liên kết, vi khuẩn thử nghiệm được cho vào dung dịch huyết tương chống đông bằng citrate. Sau đó ủ một khoảng thời gian trong vòng 4h, rồi đọc kết quả. Nếu huyết tương đông lại là (+), hay đây là chủng độc lực S. aureus. Nếu sau 24h ủ mà vẫn không xuất hiện enzym coagulase là âm tính, hay chủng không có độc lực
Thử nghiệm Coagulase trên lam kính (trái) và trong ống nghiệm (phải)
  • Thạch manitol salt: Môi trường này có vai trò phân lập loại vi khuẩn có khả năng chịu đựng được nồng độ muối cao như staphylococcus. Phân biệt giữa các loại staphylococci được xác định bởi khả năng lên men đường manitol. Những vi khuẩn có khả năng lên men đường manitol, điển hình S. aureus, sẽ xuất hiện quầng màu vàng xung quanh khuẩn lạc mọc và những chủng không lên men đường nàu không có đặc điểm như vậy.
  • Thử nghiệm Deoxyribonuclease (DNase): Nhìn chung những tụ cầu có coagulase (+) cũng có khả năng sản xuất enzyme thuỷ phân DNase; vì vậy thử nghiệm này thường được sử dụng để khẳng định lại chẩn đoán S. aureus. Vi khuẩn làm thử nghiệm này được nuôi cấy trên môi trường có chứa ADN. Sau khi ủ hoạt động của DNase được xác định bằng cách cho tuluidine 1% vào bề mặt của thạch. DNase (+), hay chủng vi khuẩn có khả năng phân huỷ ADN sẽ có những khuẩn lạc với quầng màu hồng xuất hiện bao quanh. Nếu không có quầng nào bao quanh các khuẩn lạc, tức là phản ứng (-) hay vi khuẩn không có khả năng phân huỷ ADN.
DNAse test
  • Nhạy cảm với Novobiocin: Đây là thử nghiệm để phân biệt giữa S.epidermidis và S.saprophyticus. Thử nghiệm này đòi hỏi vi khuẩn được nuôi cấy trên đĩa môi trường thạch Mueller-Hinton và đặt một khoang giấy tẩm 30μg kháng sinh novobiocin lên bề mặt thạch. Sau khi ủ, sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh này được xác định giống như đọc đĩa kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby-Bauer.

6. Chẩn đoán vi khuẩn học
Lấy bệnh phẩm: Tuỳ theo từng bệnh mà lấy bệnh phẩm thích hợp. Bệnh phẩm có thể là: mủ, dịch đường hô hấp, nước tiểu, dịch não tủy,... Bệnh phẩm phải lấy đúng vị trí, đúng thời gian và đảm bảo vô khuẩn. Trường hợp cấy máu để xác định phải lấy 2 lần cách nhau 1-2 ngày.
Nhuộm soi trực tiếp: Phương pháp nhuộm soi cho phép chẩn đoán sơ bộ khi nhận định hình thể mà không có giá trị chẩn đoán quyết định. Tuy nhiên, nếu có các cầu khuẩn Gram dương xép thành từng đám trên tiêu bản thì đây là dấu hiệu gợi ý cho chẩn đoán.
Nuôi cấy 
  • Bệnh phẩm là mủ, dịch: Cấy bệnh phẩm vào môi trường thạch máu (nếu là dịch não tủy hoặc dịch tỵ hầu thì nên cấy thêm vào một đĩa thạch chocolate). Sau 24 giờ, nhận xét hình thái khuẩn lạc, xem tính chất tan máu. Nếu nghi ngờ là tụ cầu thì cấy chuyển sang các môi trường sinh vật hoá học và làm các phản ứng để kiểm tra các tính chất của tụ cầu.
  • Bệnh phẩm là máu: Lấy 5-10 ml máu tĩnh mạch bằng thủ thuật vô khuẩn cấy vào bình môi trường có khoảng 100-150 ml canh thang. Để tủ ấm 370C, theo dõi hàng ngày. Nếu môi trường đục thì nhuộm soi, nếu có tụ cầu Gram (+) thì cấy chuyển sang môi trường thạch máu và các môi trường sinh vật hoá học, làm các phản ứng để xác định tụ cầu.
  • Bệnh phẩm là phân: Cấy phân vào môi trường Schapman (Manitol Salt Agar), để tủ ấm 37 độ C. Sau 24-48 giờ, chọn khuẩn lạc dạng S, có màu vàng do lên men đường mannitol để cấy chuyển sang các môi trường xác định và kiểm tra các tính chất sinh vật hoá học của tụ cầu.
Xác định tính chất sinh vật hoá học
- Catalase (+)
- Tiến hành các thử nghiệm Coagulase trên lam kính và trong ống nghiệm
- Lên men đường manitol
- Thử nghiệm DNAse.

Lê Văn Công

Tài liệu tham khảo: Vi sinh vật y học - TS.BS. Trần Quang Cảnh

Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản:
Lê Văn Công

Vietinbank: 106006076994

Chi nhánh tỉnh Hải Dương 

CÁC BÀI ĐĂNG ĐƯỢC XEM NHIỀU

Atlas CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU BÌNH THƯỜNG

ATLAS CÁC DÒNG TẾ BÀO MÁU BÌNH THƯỜNG DÒNG BẠCH CẦU   1. Hemocytoblast (Nguyên bào máu) 2. Myeloblast (Nguyên tủy bào) 3.Neutrophil promyelocyte (Tiền tủy bào trung tính) 4. Neutrophil myelocyte (Tủy bào trung tính) 5. Neutrophil metamyelocyte (Hậu tủy bào trung tính) 6.Neutrophil band (Bạch cầu đũa) 7. Neutrophil segmented (Bạch cầu đoạn trung tính) 8.  Neutrophil myelocyte/metamyelocyte/band/segmented (Tủy bào/Hậu tủy bào/bạch cầu đũa/bạch cầu đoạn trung tính)   9. Eosinophil promyelocyte (Tiền tủy bào ưa acid) 10. Eosinophil myelocyte (Tủy bào ưa acid) 11. Eosinophil metamyelocyte (Hậu tủy bào ưa acid) 12. Eosinophil band (Bạch cầu đũa ưa acid) 13. Eosinophil segmented (Bạch cầu đoạn ưa acid) 14. Neutrophil/Eosinophil segmented (Bạch cầu đoạn trung tính/Bạch cầu đoạn ưa acid) 15. Basophil myelocyte (Tủy bào ưa base) 16. Basophil segmented (Bạch cầu đoạn ưa base) DÒNG LYMPHO  17. Lymphoblast

CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI THỰC (Corrected Reticulocyte Count - CRC) LÀ GÌ? TẠI SAO VIỆC XÁC ĐỊNH NÓ CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU

CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI THỰC (Corrected Reticulocyte Count - CRC) LÀ GÌ? TẠI SAO VIỆC XÁC ĐỊNH NÓ CÓ VAI TRÒ CỰC KỲ QUAN TRỌNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Hầu như các bạn đều biết đến Chỉ số Hồng cầu lưới máu ngoại vi (Reticulocyte-Ret) và vai trò quan trọng của nó. Tuy nhiên, việc đánh giá thiếu máu dựa vào chỉ số Ret có thể dẫn tới sai lầm, vậy tại sao lại sai lầm, và để tránh sai lầm trong đánh giá người ta dùng chỉ số gì? Câu trả lời, đó là CRC - chỉ số hồng cầu lưới thực. 1. Hồng cầu lưới ở máu ngoại vi (Ret) là gì? Vai trò của hồng cầu lưới 2. Sai lầm khi sử dụng chỉ số Ret trong đánh giá thiếu máu 3. Chỉ số hồng cầu lưới thực (CRC - Corrected reticulocyte count) 1. RETICULOCYTE COUNT (Chỉ số hồng cầu lưới máu ngoại vi) Hồng cầu lưới (RET) là các hồng cầu non được giải phóng từ tủy xương ra máu ngoại vi. Sau 24h ở máu ngoại vi, Ret sẽ "chín" và trở thành hồng cầu trưởng thành. CÁCH XÁC ĐỊNH Có thể dễ dàng xác định Ret bằng cách

TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI CÓ SỰ TĂNG SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU?

 TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI CÓ SỰ TĂNG SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU? Trong thời kỳ mang thai, số lượng bạch cầu tăng thêm kho ảng < 6 G/L. Tăng bạch cầu này xảy ra là do phản ứng stress sinh lý (the physiologic stress) gây ra bởi tình trạng mang thai.  (Stress sinh lý là một phản ứng của cơ thế đến tác nhân gây stress, ví dụ như sự thay đổi môi trường, hay một tác nhân kích thích, ở đây là tình trạng mang thai của cơ thể người nữ). Tăng bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophils) là chủ yếu. Điều này có thể do sự suy giảm bạch cầu đoạn trung tính trong chương trình chết tế bào bạch cầu đoạn trung tính (neutrophilic apoptosis) khi mang thai. (Apoptosis hay sự chết tế bào theo chương trình là một quá trình xuyên suốt cuộc sống, giúp cơ thể loại bỏ các tế bào già cỗi, các tế bào không còn cần thiết, các tế bào sai hỏng, bị tổn thương có thể dẫn tới ung thư) Trong bào tương bạch cầu đoạn trung tính có các hạt đặc hiệu trung tính giúp hóa ứng động bạch cầu và thực bào tác nhân l

NHỮNG TÓM TẮT QUAN TRỌNG VỀ HỒNG CẦU LƯỚI VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHỈ SỐ HỒNG CẦU LƯỚI

HỒNG CẦU LƯỚI (Reticulocytes and reticulocyte count) (Trong bài này CÓ NHIỀU KIẾN THỨC MỚI mà ít sách ở Việt Nam đề cập) 1. Sự quan trọng của hồng cầu lưới (Reticulocytes-Ret) Ret là các hồng cầu non mới được giải phóng từ tuỷ xương ra máu ngoại vi Sự xuất hiện Ret ở máu ngoại vi, là chỉ điểm (marker) cho thấy quá trình tạo hồng cầu có hiệu quả. Sự tạo hồng cầu có hiệu quả cho thấy, tuỷ xương phản ứng tốt với tình trạng thiếu máu. - Có mối tương quan giữa tăng tổng hợp và giải phóng Ret từ tuỷ xương ra máu ngoại vi, khi có tình trạng thiếu máu. 2. Có thể dễ dàng xác định được Ret ở máu ngoại vi bằng cách nhuộm máu tươi với thuốc nhuộm xanh methylene (hoặc có thể dùng xanh cresyl). Đặc điểm Ret sau nhuộm: Có những sợi ARN mảnh như sợi chỉ, nằm trong bào tương của các hồng cầu non 3. Sau 24 giờ ở máu ngoại vi, hồng cầu lưới sẽ "chín" và trở thành hồng cầu trưởng thành. Sự trưởng thành xảy ra được là nhờ sự giúp đỡ của đại thực bào ở lách. 4. Số

Tại sao thường sử dụng chống đông EDTA trong xét nghiệm HbA1c? Và có thể sử dụng chống đông khác (Heparin, NaF, Natri Citrat) được không?

Tại sao thường sử dụng ống chống đông EDTA để thu thập bênh phẩm máu thực hiện xét nghiệm HbA1c? Có thể sử dụng ống chống đông khác như (Na-Citrate , Heparin, Na-flouride) thay thế được không? Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ viện dẫn một nghiên cứu của Mailankot và các cộng sự (Mailankot M, Thomas T, Praveena P, Jacob J, Benjamin JR, Vasudevan DM, et al. Various anticoagulants and fluoride do not affect HbA1C level. Ind J Clin Biochem. 2012;27:209) Nghiên cứu : Tiến hành thu thập mẫu máu vào các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride trên cùng một mẫu máu, rồi định lượng nồng độ (%) HbA1C trong 7 ngày, với cùng nhiệt độ bào quản 4 độ C. Kết quả cho thấy: KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ NỒNG ĐỘ HbA1c ở các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride khi bảo quản ở 4 độ C trong 7 ngày (xem hình ảnh biểu diễn kết quả bên dưới) Bảng thể hiện nồng độ HbA1C ở các mẫu có ĐTĐ và không ĐTĐ ở các ống chống đông khác nhau Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở n

Atlas TẾ BÀO MÁU TRONG BỆNH BẠCH CẦU LEUKEMIA

ATLAS TẾ BÀO MÁU TRONG BỆNH BẠCH CẦU LEUKEMIA 1. Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L1) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L1 2.  Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L2) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L2 3.  Acute Lymphatic Leukemia (ALL-L3) - Bạch cầu cấp dòng lympho thể L3 4.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M0) - Bạch cầu cấp dòng tủy có độ biệt hóa tối thiểu 5.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M1) - Bạch cầu cấp dòng tủy không trưởng thành 6.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M2) - Bạch cầu cấp dòng tủy trưởng thành 7.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M3) - Bạch cầu cấp thể tiền tủy bào 8.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M3) Hypogranular - Bạch cầu cấp thể tiền tủy bào thể giảm hạt 9.  Acute Myeloid Leukemia (AML-M4) - Bạch cầu cấp dòng tủy và dòng mono 10. ACUTE MYELOID LEUKEMIA (AML-M5) - BẠCH CẦU CẤP DÒNG MONO 11. ACUTE MY

XÉT NGHIỆM YẾU TỐ RF (Rheumatoid Arthritis Factor) - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

XÉT NGHIỆM YẾU TỐ RF (Rheumatoid Arthritis Factor) - XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP NHẮC LẠI SINH LÝ Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm tiến triển mạn tính của mô liên kết tác động chủ yếu tới các khớp nhỏ ngoại vi như khớp ngón tay và cổ tay. Đây là một bệnh hệ thống và nó cũng có thể tác động tới các hệ thống khác của cơ thể ngoài biểu hiện viêm khớp. Phản ứng tự miễn xẩy ra ở mô hoạt dịch, dẫn tới tình trạng sưng đau, nóng, đỏ da và mất chức năng ở vị trí các khớp bị tác động. Trong quá trình viêm, các kháng thể phối hợp cùng với các kháng nguyên tương ứng hình thành các phức hợp miễn dịch. Các phức hợp này lắng đọng tại mô hoạt dịch, kích hoạt phản ứng viêm và dẫn tới tổn thương được thấy tại khớp ở các BN bị viêm khớp dạng thấp. Một trong các test chẩn đoán đối với viêm khớp dạng thấp là XN tìm yếu tố dạng thấp (rheumatoid factor) . Yếu tố dạng thấp (RF) là các globulin miễn dịch (thường gặp nhất là typ IgM) được cơ thể sản xuất ra để

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT VÀ MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT VÀ MÁY PHÂN TÍCH HUYẾT HỌC Labnotes123 hiểu được rằng đa số chúng ta không có quá nhiều thông tin về công dụng của hóa chất huyết học như thế nào, hoạt động phân tích tế bào máu của máy phân tích huyết học diễn ra ra sao. Hiểu được vấn đề đó, Labnotes123 xin được phép vén bức màn bí mật này để mở ra kiến thức rộng mở hơn gửi tới mọi người, cộng đồng sinh viên và những người làm xét nghiệm! Chúng tôi xin gửi lời CẢM ƠN tới Công ty hóa chất xét nghiệm Héma đã hỗ trợ tài liệu và giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này! NỘI DUNG I - ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA HÓA CHẤT HUYẾT HỌC II - MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TẾ BÀO MÁU CỦA MÁY HUYẾT HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LASER III - TIÊU CHÍ ĐẢM BẢO HÓA CHẤT VÀ MÁY HUYẾT HỌC HOẠT ĐỘNG TỐT IV- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HÓA CHẤT XÉT NGHIỆM HEMA I - ĐẶC ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN CỦA HÓA CHẤT HUYẾT HỌC 1. Hóa chất huyết học Hóa chất huyết học sử dụng trong phân tích tế bào máu đó là các hóa chất pha loãng, t
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang